Thông báo tổ chức tại hè âm nhạc 2023
Young Hit young Beat tổ chức trại hè âm nhạc 2023 chủ đề Sắc Mầu với các nội dung dưới ...
Trong quá trình phát triển của nghệ thuật Thanh nhạc, không thể không nhắc đến sự tác động tích cực của cây đàn Piano.
Piano đóng một vai trò hết sức quan trọng, cần thiết cho người hát từ giai đoạn tiếp cận một tác phẩm Thanh nhạc cho đến khi tác phẩm đó được thể hiện một cách hoàn chỉnh. Đàn Piano với những tính năng vượt trội như: Sự chuẩn xác về cao độ, vẻ đẹp của âm thanh biểu hiện được nhiều loại sắc thái, sự tinh tế của phím đàn, sự thuận lợi trong việc kết hợp các chồng âm cùng lúc tạo nên màu sắc hòa âm có thể thay thế dàn nhạc... đã tạo được hiệu quả nghệ thuật rất lớn trong việc hỗ trợ cho Thanh nhạc trên các lĩnh vực đào tạo cũng như biểu diễn.
Câu hỏi đặt ra là sự kết hợp giữa Piano và Thanh nhạc được bắt đầu từ khi nào?
Theo các tài liệu nghiên cứu, thời kỳ Trung cổ (trước thế kỷ XIV) kéo dài gần một nghìn năm với sự phát triển cực thịnh của Cơ đốc giáo. Âm nhạc thời kỳ Trung cổ là sự phát triển mạnh của âm nhạc nhà thờ (với các thể loại âm nhạc tiêu biểu như Grigorie, Messa, Sequentia, Motets, Madrigal...), được sử dụng như là một phương tiện mạnh mẽ để tuyên truyền tôn giáo. Các hình thức hát thánh ca xuất hiện và đặc biệt phát triển trong thời kỳ này với sự ra đời của phong cách âm nhạc phức điệu giai đoạn sơ khai, đó là thêm bè vào các giai điệu thánh ca (thoạt đầu bè phụ chạy song song với giai điệu chính, trên một quãng 4 hoặc 5; về sau trở thành một giai điệu đối âm độc lập). Nhạc cụ chính được sử dụng để đệm hát và luyện thanh là đàn Organ nhà thờ.
Sang thời kỳ Tiền Cổ điển (thế kỷ XVII), phong cách âm nhạc thiên về sự duyên dáng, tao nhã, nhấn mạnh kết cấu chủ điệu với sự hài hòa âm thanh giữa giai điệu và phần đệm. Đàn Harpsichord là loại nhạc cụ phổ biến nhất trong giai đoạn này, sử dụng cả trong độc tấu và đệm cho Thanh nhạc.
Thời kỳ Cổ điển (thế kỷ XVIII) là giai đoạn ra đời và hoàn thiện của cây đàn Piano. Với tầm cữ âm vực rộng, cấu tạo các nốt trong hệ thống hàng âm cách nhau 1/2 cung; với âm thanh và sắc thái phong phú, tinh tế: khi thì vang dội như sấm sét, khi thì mềm mại du dương, êm ái; Piano đã chinh phục được giới nhạc sĩ cũng như người yêu âm nhạc. Thành công ban đầu đã thúc đẩy các nhà chế tạo nhạc cụ tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi nhằm hoàn thiện hơn cây đàn Piano. Đàn Piano ngày nay là sản phẩm cải tiến của rất nhiều thế hệ nghệ nhân chế tạo đàn. Hiện nay, đàn Piano đã đạt tới sự hoàn chỉnh về cơ học, một động tác nhấn nhẹ lên phím cũng truyền đến được dây đàn, pedal đã có thể sử dụng để ngân dài hoặc tắt âm thanh theo ý muốn. Ngay cả những khi thực hiện kỹ thuật phức tạp như trémolo ở tốc độ nhanh hoặc xử lý các sắc thái tinh tế ở cường độ nhẹ (pp, ppp) các âm thanh vẫn phát ra rõ ràng và trong trẻo... Với những tính năng ưu việt ấy, Piano đã nhanh chóng trở thành nhạc cụ phù hợp nhất được lựa chọn để kết hợp với Thanh nhạc.
Sự gắn kết mật thiết giữa Piano và Thanh nhạc được thể hiện rõ trong những sáng tác cho Thanh nhạc. Trong kho tàng âm nhạc thế giới, phần lớn các tác phẩm viết cho Thanh nhạc của các nhạc sĩ trường phái Cổ điển đều sử dụng phần đệm Piano: các ca khúc, các bản Ballade, Suite, Vocalise, Elegie, Barcarolle và các bài dân ca... Trong số đó, Romance là thể loại nghệ thuật thể hiện tính chuyên nghiệp cao, Romance (Ca khúc nghệ thuật) không đơn thuần chỉ là một ca khúc có phần đệm Piano, mà ở đây giọng hát và các bè Piano hòa quyện thành một tổng thể thống nhất không thể phân chia ra thành các bè chính và phụ. Phần đệm không còn là bè phụ họa cho giọng hát mà đã trở thành một nhân tố cấu thành bình đẳng, thể hiện sức biểu cảm cao.
Bước sang thời kỳ Lãng mạn (thế kỷ XIX) âm nhạc có khuynh hướng gần với thơ ca và hội họa, đề cao tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Thể loại Ca khúc được đề cao trong thời kỳ này, được sánh ngang với thơ ca lãng mạn và những thể loại khác của âm nhạc phản ánh thế giới nội tâm của con người. Những thành tựu của các nhạc sĩ F.Schubert, R.Schumann, J.Brahms, M.Glinca, P.Tchaikovsky... đã tạo ra bước ngoặt mới hình thành nên những nguyên tắc nghệ thuật trong lĩnh vực sáng tác cho Thanh nhạc.
Các ca khúc của các nhạc sĩ trong thời kỳ này luôn có sự kết hợp giữa giai điệu và phần đệm của cây đàn Piano. Bè Piano không chỉ nâng đỡ cho giọng hát mà còn góp phần biểu hiện nội dung thông qua sự xây dựng những hình tượng âm nhạc phù hợp với tính chất giai điệu của từng tác phẩm. Phần bè Piano giữ vai trò quan trọng trong miêu tả nội tâm tâm lý trữ tình tinh tế, đôi khi được điển hình hóa như một khúc nhạc độc lập hoàn chỉnh hoặc có lúc như là sự đối thoại giữa giọng hát và phần đệm thể hiện giá trị nghệ thuật cao.
Và cho đến bây giờ, Piano vẫn giữ vị trí quan trọng, là một phần không thể tách rời, luôn song hành với nghệ thuật Thanh nhạc.Sự hỗ trợ của đàn Piano đã góp phần tạo ra hiệu quả tốt nhất cho Thanh nhạc trên cả hai lĩnh vực biểu diễn và đào tạo; Piano luôn giữ vai trò chủ đạo mà không một nhạc cụ nào có thể thay thế được.
Có thể khẳng định rằng,Piano giữ vị trí quan trọng trong quá trình đào tạo và hoàn thiện một ca sĩ chuyên nghiệp. Đặc điểm của Thanh nhạc là đơn âm, tự do nên Piano vừa giúp cho việc cảm nhận được tác phẩm; vừa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp định vị âm chuẩn, khả năng nghe màu sắc hòa thanh, phức điệu và rèn luyện sự nhạy cảm về tiết tấu. Ngoài ra, thông qua đàn Piano, người học có cơ hội tiếp cận với các tác phẩm âm nhạc kinh điển của thế giới nhằm củng cố và phát triển kiến thức âm nhạc nền tảng.
Trong đào tạo Thanh nhạc, vấn đề đòi hỏi trước tiên là sự thể hiện chính xác về cao độ của âm thanh. Một trong những nguyên nhân của việc hát không chuẩn xác là do hạn chế về tai nghe, cảm giác về âm thanh không nhạy. Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc điều chỉnh hoạt động của cơ quan phát âm phù hợp còn cần đến sự hỗ trợ của đàn Piano thông qua luyện tai nghe các hợp âm, kiểm tra việc nắm vững giai điệu trên đàn.
Sự trợ giúp của đàn Piano là vô cùng cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện giọng hát: Những bài tập luyện thanh thông qua các mẫu âm được tiến hành trên đàn Piano theo hệ thống từ đơn giản tới phức tạp, từ ngắn tới dài có giai điệu và tiết tấu lên cao hoặc xuống thấp dần từng nửa cung; nhằm phát triển giọng theo những yêu cầu kỹ thuật khác nhau như hát liền giọng (cantilena), hát nảy (staccato), hát nhanh nhiều nốt (passage), hát rung láy (trillo), hát từ nhỏ tới to (crescendo), hát từ to tới nhỏ (diminuendo)...
Một dạng khác của luyện thanh là các bài Vocalise có giai điệu phát triển và tiết tấu rõ ràng (không có lời ca) với phần đệm Piano thể hiện những hình tượng âm nhạc khác nhau; đây là bước tiếp nối giữa luyện tập mẫu âm và xử lý các tác phẩm Thanh nhạc. Các bài tập luyện thanh kinh điển được sử dụng trong các Nhạc viện hiện nay được viết bởi các nhà sư phạm, bậc thầy cả về kỹ thuật Thanh nhạc và kỹ thuật Piano như Giuseppe Concone, M.Glinca, S.Rachmaninoff... nên đã tạo được sự phối hợp vô cùng ăn ý giữa giọng hát và phần bè đệm. Phần Piano đóng vai trò hết sức quan trọng tạo nên màu sắc cho tác phẩm với những hình tượng âm nhạc phong phú minh họa cho nội dung và tính chất âm nhạc của từng tác phẩm.
Hiện nay, phần lớn các ca sĩ chuyên nghiệp không thể sử dụng đàn Piano một cách thuần thục để hỗ trợ trong công việc, giảng viên Thanh nhạc không có đủ kỹ năng Piano để phục vụ giảng dạy. Vấn đề trang bị kỹ năng Piano phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều điều đáng quan tâm:
Ở các nhạc viện nước ngoài, môn Piano là môn học bắt buộc ngay từ năm đầu tiên của bất kỳ một chuyên ngành nào và được xem như là chuyên ngành thứ hai xuyên suốt trong quá trình học với những quy định chặt chẽ cả về số lượng và thể loại bài học.
Đào tạo Thanh nhạc ở nước ngoài |
Đào tạo Thanh nhạc trong nước |
- Học viên có những giờ được làm việc riêng với người đệm đàn (đề cao khả năng làm việc độc lập, thúc đẩy khả năng sáng tạo của học viên).- Có giờ hòa tấu (đệm hát) và chương trình Piano Concert cuối kỳ cho học viên Thanh nhạc (chú trọng việc trang bị kỹ năng Piano).- Giảng viên giảng dạy Piano phổ thông là những giáo sư, nhà giáo có uy tín nghề nghiệp và khả năng sư phạm cao. - Giáo trình được thiết kế phù hợp cho từng loại đối tượng học (coi trọng vấn đề trang bị kỹ năng Piano phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho người học). - Giảng viên Thanh nhạc trong giờ lên lớp có thể trực tiếp đệm đàn những bài tập luyện thanh và các tác phẩm không quá phức tạp, phân tích được tính chất âm nhạc thông qua giai điệu và hình tượng âm nhạc của phần đệm Piano (thể hiện tính chuyên nghiệp cao). |
- Học viên chỉ được làm việc với người đệm đàn trong khoảng thời gian trước khi thi cuối kỳ. - Không có giờ hòa tấu và chương trình Concert dành riêng cho Piano phổ thông. - Vấn đề giảng dạy Piano phổ thông còn bị xem nhẹ so với dạy Piano chuyên nghiệp. - Có nơi còn chưa có giảng viên chuyên trách và chưa có giáo trình riêng phù hợp với đặc thù từng nhóm ngành học. |
Đào tạo toàn diện là nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trong cả nước. Với mục đích đào tạo ra các ca sĩ chuyên nghiệp có kiến thức chuyên môn sâu rộng cả về lý luận và thực tiễn nhằm cung cấp đội ngũ nhà giáo, diễn viên, các cán bộ văn hóa văn nghệ cho xã hội; để nghệ thuật hát chuyên nghiệp Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình ở khu vực Đông Nam Á và ngày càng có tiếng vang trên thế giới; để Piano phát huy hơn nữa vai trò hỗ trợ đối với lĩnh vực Thanh nhạc, chúng tôi có những kiến nghị và đề xuất đối với các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trên toàn quốc như sau:
Nguồn: Hà Mai Hương
Young Hit young Beat tổ chức trại hè âm nhạc 2023 chủ đề Sắc Mầu với các nội dung dưới ...
Nằm trong các hoạt động thường kỳ của trại hè 2020, ngày 25/7/2020 các con đã có một ngày dã ...
Cùng cập nhật các hoạt động tuần thứ 2 tại trại hè âm nhạc 2020 tại Young Beat School of Music