Lộ trình học
Mỗi độ tuổi với các khóa học tương ứng được chia thành 3 học phần, mỗi học phần 12 buổi tương đương 3 tháng
Thời lượng: 1 buổi/ tuần ; Thời gian học: 90 phút
Hoạt động cộng đồng: vẽ ngoài trời, tham quan bảo tàng, làng nghề; triển lãm nghệ thuật, gia đình tái chế, tham quan bảo tàng, xem triển lãm ...), “triển lãm Mỹ thuật” và các cuộc thi, các buổi từ thiện cho trẻ.
Tổ chức trại hè thường niên cùng các hoạt động của Young beat.
Tổ chức tham quan bảo tàng / triển lãm nghệ thuật tổng kết kết thúc học phần.
Đối tượng học sinh
- Nhóm 1: Từ 4 tuổi đến 6 tuổi (nhóm tuổi khám phá)
- Nhóm 2: Từ 6 tuổi đến 8 tuổi (nhóm tuổi trải nghiệm)
- Nhóm 3: Từ 8 tuổi đến 14 tuổi (nhóm tuổi sáng tạo)
- Có thể tổ chức các khóa học dành cho đối tượng tự do, các bậc phụ huynh
Có 4 học phần vẽ tranh
- 2 học phần dành cho tuổi 5-7 tuổi: Vẽ tranh với chất liệu và chủ đề đơn giản: màu sáp, màu nước...
- 2 học phần dành cho tuổi 7-15 tuổi: Vẽ tranh với chất liệu và chủ đề nâng cao: màu Acrylic, màu nước, vẽ trên toan như họa sĩ.
Quyền lợi của học viên tại Young Eye
- Định hướng về mỹ thuật bởi họa sĩ và giáo viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về hội họa.
- Chương trình học và cách dạy riêng biệt, tập trung vào định hướng và khơi gợi chứ không áp đặt lên trẻ. Các bài học đều được xây dựng bằng Powerpoint.
- Môi trường học: tạo cho trẻ được môi trường học thoải mái, thỏa sức sáng tạo và bay bổng.
- Trình tự giờ học 1,5 tiếng, kết hợp nhiều hoạt động trong một buổi học: 15 phút quan sát tìm hiểu và truyền đạt kiến thức - 10 phút lên ý tưởng - 60 phút sáng tác - 5 phút chuyện trò
- Trang bị cơ sở vật chất và họa phẩm vẽ tranh rất đa dạng và chuyên nghiệp.
- Thường xuyên có những buổi Open day, vẽ tranh ngoài trời, những cuộc thi và đặc biệt là được triển lãm tác phẩm vào cuối khóa.
Nhiều nghiên cứu cho rằng hội họa là một trong những hoạt động trí tuệ giúp trí thông minh của các bé phát triển.
* Biểu hiện cảm xúc, phát triển ngôn ngữ
Trong giờ học, cô giáo luôn trò chuyện với trẻ và hỏi về những gì bé muốn thể hiện trong bức tranh - đó chính là cảm xúc, tình cảm là ước mơ mà trẻ đã thể hiện trên trang giấy. Việc trò chuyện và kể về những gì trẻ vẽ giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Rèn luyện độ khéo léo đôi tay
Với chương trình học bài bản, các bé được rèn luyện đầy đủ những vận động tinh, vận động thô để cho đôi tay khéo léo. Điều này sẽ gián tiếp giúp việc luyện chữ cũng như viết khi trẻ bước vào lớp 1 một cách nhẹ nhàng hơn.
* Rèn luyện trí nhớ, khả năng quan sát
Bắt đầu bài học, giáo viên luôn luôn cho trẻ tìm hiểu về đối tượng trong cuộc sống, giúp trẻ tăng khả năng quan sát và ghi nhớ, không chỉ vậy còn giúp trẻ tăng thêm vốn hiểu biết.
* Phát triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ
Đặc biệt, với quan điểm 100% cá nhân, giáo viên không chỉ màu cho trẻ tô theo, mà hoàn toàn là màu sắc con chọn lựa, qua từng bài học, khả năng cảm thụ về màu sắc sẽ tăng lên. Từ đó trẻ biết nhận ra cái đẹp, và phát triển năng khiếu của mình.
* Tăng khả năng tưởng tượng, sáng tạo
Nghệ thuật ở mỗi trẻ là khác nhau, do vậy, cô giáo có cách mở bài, hướng dẫn trẻ chuyên nghiệp để kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Trong qua trình vẽ, trí tưởng tượng của trẻ sẽ tiếp tục phá vỡ những khuôn mẫu cố định. Sau khi nhìn nhận được vẻ ngoài mới lạ của sự vật, trẻ sẽ tiếp tục có cảm hứng để sáng tạo nhiều hơn.
Đặc biệt hội họa còn là cách để đẩy lùi chứng tự kỷ ở trẻ em.
Triết lý
Mỹ thuật không chỉ là vẽ ra một bức tranh nhìn đẹp mắt, mà yếu tố sáng tác nên bức tranh đẹp đó là tư duy sáng tạo, ý tưởng và kiến thức hội họa. Đây cũng là 3 yếu tố mà Young Eye chú trọng phát huy trong xuyên suốt quá trình học. Chính vì vậy, chương trình học được xây dựng kết hợp giữa quan sát, truyền đạt kiến thức và thể hiện bản thân.
Young Eye đề cao sự sáng tạo và ý tưởng của học sinh trong bài vẽ hơn là sự hoàn thiện 1 bức tranh thông thường và tuyệt đối giáo viên không áp đặt nét vẽ hay màu sắc lên trẻ, mà chỉ mang tính chất gợi mở mà thôi.
Nền tảng
- TÔN TRỌNG: Trong lớp học không có khái niệm “đẹp hay xấu”, mọi ý tưởng của trẻ đều được tôn trọng, chỉ cần đó là một bức tranh do chính trẻ vẽ ra chứ không phải là do cô giáo vẽ hộ.
- THẨM MỸ: Trẻ được nuôi dưỡng khả năng cảm thụ mỹ thuật, có kiến thức về hội họa từ truyền thống tới hiện đại.
- LẮNG NGHE: Ở lớp học có khoảng thời gian “OPEN N HEAR” Các cô giáo sẽ trò chuyện, trao đổi với trẻ trước khi vẽ và sau khi vẽ, để hiểu được những gì trẻ định vẽ, từ đó hình thành cách hướng dẫn riêng cho từng cá nhân trẻ.
- THỰC TẾ: Vẽ tranh không chỉ là giải trí, mà còn có thể ứng dụng ở trong chính cuộc sống của chúng ta. Được góp phần vào tô đẹp cuộc sống
- cũng là một cách thúc đẩy trẻ sáng tác.
- CÁ NHÂN: Mỹ thuật là một môn học cá nhân, do vậy, với mỗi trẻ có một cách hướng dẫn khác nhau, để làm sao khơi gợi được hết những tâm tư tình cảm của trẻ vào bức tranh.
- TƯ DUY: Tại Young Eye, không chỉ có vẽ tranh mà còn kết hợp với khả năng viết văn, khả năng trình diễn, khả năng kể chuyện và rèn luyện ý thức gọn gàng, tỉ mỉ.